Thế Anh Group - Hosting - Domain - VPS

https://theanhgroup.com


Apec là gì ? Cách hoạt động của Apec

APec là gì? Những vấn đề xoay quanh sự hình thành và phát triển của APEC luôn là những câu hỏi của rất nhiều bạn đọc quan tâm đến APEC.
Apec là gì? Những vấn đề xoay quanh sự hình thành và phát triển của APEC luôn là những câu hỏi của rất nhiều bạn đọc quan tâm đến APEC. Trong bài viết dưới đây, theanhgroup.com sẽ giúp bạn giải quyết hết những thắc mắc liên quan đến APEC nhé, mời các bạn tham khảo.

Khái niệm APEC

APEC chính là một diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á, Thái Bình Dương và được ra đời từ 3 thập kỷ gần đây. Hiện tại APEC bao gồm 21 thành viên, trong đó chiếm 52% diện tích lãnh thổ và 59% dân số cũng như đã đóng góp 57%GDP toàn cầu và hơn 50% thương mại trên thế giới.

APEC được ra đời vào tháng 11 năm 1989, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế tổ chứuc ở Can-bê-ra thuộc ÚC, khi đó có 12 thành viên sáng lập là Mỹ, Nhật bản, Australia, New Zealand, Canada, Hàn Quốc, Thái Lan, Philippines, Singapore, Brenei, Malaysia và Indonesia.

Đến tháng 11 năm 1991 thì Trung Quốc, Hồng Kong, Đài Loan được kết nạp vào APEC, tháng 11/1993, Papua New Guinea, Mexico kết nạp vào APEC, tháng 11/1994 thì APEC kết nạp thêm Chi-lê.

Vào tháng 11 năm 1998 thì Việt Nam, Nga và Pê -ru kết nạp vào APEC và cũng từ đây thì APEC đã ngừng kết nạp thành viên trong 10 năm nhằm củng cố tổ chức.

Tóm lại: Cho đến thời điểm bây giờ thì APEC có 21 thành viên là những tổ chức kinh tế lớn trên hàng đầu thế giới, có khoảng hơn 2,8 tỉ dân, 52% diện tích lãnh thổ, 70% nguồn tài nguyên thiên nhiên, 59% tổng sản phẩm quốc nội, 49% thương mại thế giới.

 
apec la gi2

Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của APEC

Mục tiêu chính của APEC
  • Luôn duy trì sự tăng trưởng và phát triển kinh tế, lợi ích chung của nhân dân và các nền kinh tế trong khu vực, giúp góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế trên thế giới
  • Phát huy những lợi ích tích cực của sự phụ thuộc kinh tế, giúp phát triển kinh tế khu vực và thế giới, đẩy mạnh sự giao lưu hàng hoá, dịch vụ và công nghệ.
  • Xây dụng và phát triển hệ thống thương mại đa biên, vì lợi ích của Thái Bình Dương, Châu Á và nước nền kinh tế trong khu vực.
  • Hỗ trợ giảm dần những rào cản đối với các nền kinh tế thương mại hàng hoá, dịch vụ giữa các nền kinh tế thành viên phù hợp với các nguyên tắc của WTO.
--> Vào năm 1994, chính Bogor đã xác định mục tiêu chính của APEC đó chính là thực hiện tự do hoá thương mại cũng như đầu tư tại Châu Á - Thái Bình Dương đối với các nền kinh tế phát triển vào năm 2010 đối với các nền kinh tế đang phát triển là năm 2020.
 
apec la gi

Nguyên tắc hoạt động của APEC

  • APEC hoạt động chủ yếu trên cơ sơ hợp tác cùng có lợi của các thành viên, đây chính là một tổ chức có sự đa dạng về chính trị, văn hoá, kinh tế giữa các thành viên, cho nên quá trình hợp tác phải đảm bảo được tất cả các nền kinh tế của APEC đều phải có lợi, bất kể các sự chênh lệnh về mức độ phát triển.
  • Sự đồng thuận trong APEC chính là cam kết mà các thành viên phải nhất trí và đi đến thống nhất.
  • APEC hoạt động dựa trên sự nhất trí của các thành viên.
  • Phải phù hợp với các nguyên tắc của WTO/GATT, thực hiện chế độ đa phương của WTO và đây không phải là một liên minh thuế quan hay một khu vực Tư do thương mại như AFTA hay NAFTA.

apec la gi3

Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia APEC

Cơ hội
Khi Việt Nam tham gia vào APEC thì đây chính là bước ngoặt lớn cho chúng ta trong vệc phát triển nền kinh tế, kèm theo đó là những cơ hội lớn như:
  • Giúp nâng cao vị thế vững chắc của Việt Nam trên thị trường quốc tế, tạo cho chúng ta có tiếng nói nhất định trọng việc định hướng phát triển kinh tế chung của thế giới.
  • Hỗ trợ khai thác các tiềm năng thông qua việc hợp tác với nhiều đối tác trong APEC, giúp thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp cận chuyển giao công nghệ kỹ thuật.
  • Giúp nâng cao và cải cách cơ cấu kinh tế, giúp xoá bỏ cơ chế bao cấp trong các hoạt động sản xuất và kinh doanh, đây mạnh sự phát triển nhiều thành phần kinh tế.
  • Đây chính là cơ hội giúp Việt Nam có quan hệ đối ngoại, giúp duy trì sự ổn định an ninh quốc gia.

Thách thức

  • Do trình độ phát triển kinh tế của nước ta còn thấp cho nên năng lực cạnh tranh trong khối còn yếu kém.
  • Tồn đọng nhiều sự tồn tại trong cơ cấu sản xuất và phân bổ nguồn nhân lực kinh tế.
  • Đội ngũ nhân lực rất trẻ, nhưng trình độ lại hạn chế về cả kỹ năng chuyên môn và ngôn ngữ.
  • Tình trạng khủng hoảng có thể xảy ra do việc cạnh tranh gay gắt để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Hi vọng qua bài viết về Apec là gì? Cơ hội và thách thức của Việt Nam khi tham gia vào một tổ chức kinh tế lớn trên thế giới sẽ giúp bạn hiểu hơn về APEC. Chúc các bạn thành công.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây