Thế Anh Group - Hosting - Domain - VPS

https://theanhgroup.com


M&A là gì ? Lợi ích của M&A như thế nào ?

M&A là thuật ngữ được nhắc đến nhiều trong các hoạt động kinh doanh và thường được các báo chí đăng tải về các tin tức cũng như hoạt động của doanh nghiệp. Vậy M&A là gì? Lợi ích của M&A như thế nào?

Khái niệm của M&A


M&A được viết tắt của Mergers - sáp nhậpAcquisitions - mua lại, là thuật ngữ được ám chỉ các hoạt động giành quyền kiểm soát hay sở hữu của doanh nghiệp qua các hoạt động mua bán hay sáp nhập 2 hay nhiều công ty lại với nhau. Toàn bộ việc mua bán hay sáp nhập này có thể do chủ công ty hay toàn bộ doanh nghiệp được mua bán và sáp nhập.

Hiện nay người ta thường sử dụng M&A với hàm ý là mua bán và sáp nhập. Nhưng thực tế thì M và A - mua bán và sáp nhập thì nó là 2 quá trình và là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau, với:

Mergers là việc sáp nhập và được xảy ra khi 2 công ty tiến hành hợp lại thành 1 công ty mới, và có tư cách pháp nhân mới. Công ty mới này sẽ sỡ hữu toàn bộ tài sản, lợi ích, quyền vụ hay nghĩa vụ của 2 công ty đã được sáp nhập tạo nên. Khi mà 2 công ty đồng ý và tiến hành sáp nhận thì họ có thể tạo nên 1 doanh nghiệp mới, giúp mang lại lợi ích lớn hơn so với công ty cũ trước đây.

Acquisitions là việc mua lại khi mà 1 công ty tiếp quản một công ty khác, sẽ trỏ thành chủ sở hữu mới của công ty mới bị mua lại. Và khi đó, công ty thực hiện việc mua lại sẽ có toàn bộ quyền sở hữu với công ty bị thu mua một cách hợp pháp.

 
ma la gi

Nguyên tắc của M&A


Cho dù là việc mua lại hay sáp nhập thì khi 2 công ty kết hợp lại với nhau sẽ mang lại nhiều lợi ích lớn hơn so với công ty cũ trước đây. Đây chính là lý do mà các công ty đang gặp các khó khăn về hàng hóa, vốn đều muốn tìm cho mình 1 đối tác để có thể thực hiện được quá trình M&A. Đối với các công ty lớn, họ có tiền và thực lực thì họ sẽ mua lại các công ty khác để mở rộng thực lực và phạm vi kinh doanh của mình. Và khi mà các công ty mục tiêu đồng ý bán bởi vì nhiều lý do khác nhau nhưng lý do hầu hết chính là họ gặp khó khăn về tài chính cũng như không đủ khả năng tự tin để giải quyết khó khăn này 1 mình.
 

Các lợi ích khi thực hiện M&A

 

Giúp giảm nhân viên thừa hay các nhân viên làm việc không hiệu quả


Tất cả các quá trình sáp nhập 2 công ty thì việc tinh giảm đội ngũ nhân viên là công việc cần phải làm của tất cả các doanh nghiệp khi thực hiện M&A. Khi mà các nhân viên tại các bộ phận trùng lặp giữa 2 công ty như kế toán, tiếp thị ... sẽ bị cắt giảm rất lớn. Qúa trình cắt giảm này sẽ loại bỏ được các nhân viên yếu kém, làm việc không hiệu quả mà còn tiết kiệm được rất nhiều chi phí để trả lương cho những nhóm người này.
 

Tiết kiệm rất nhiều chi phí


Khi bạn quyết định tiến hành M&A và mở rộng doanh nghiệp thì tất nhiên bạn sẽ phải mua rất nhiều trang thiết bị, văn phòng phẩm ... nhưng khi mà bạn order số lượng lớn thì bên cung cấp sẽ đưa cho bạn rất nhiều ưu đãi.

Mặt lợi ích lớn nhất là khi bạn trở thành 1 khách hàng lớn thì bạn có thể ngồi vào bàn đàm phán về giá thành tất cả các sản phẩm. Khi đó doanh nghiệp của bạn sẽ có thể tiết kiệm thêm được rất nhiều chi phí khác nữa

 

Mang lại nhiều công nghệ mới hơn


Một doanh nghiệp nếu muốn đứng vững hay phát triển trong hầu hết các lĩnh vực thì họ đều phải có các công nghệ hay bí mật riêng trong từng lĩnh vực mình hoạt động. Và khi hoạt động M&A diễn ra thì công ty mới sẽ có thể sở hữu được toàn bộ bí mật, công nghệ của 2 công ty cũ đó. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp có nhiều lợi thế hơn trong quá trình phát triển và cạnh tranh với các đối thủ của mình.
 
ma la gi 2

Các hình thức của M&A


M&A bao gồm 2 quá trình khác nhau, và mỗi quá trình trên lại có nhiều hình thức khác nhau như:
 

Đối với sáp nhập - Mergers


Sáp nhập ngang: khi mà 2 công ty được sáp nhập có mối quan hệ cạnh tranh trực tiếp (2 cty bán cùng 1 sản phẩm trên cùng 1 thị trường ).
Sáp nhập dọc: Việc sáp nhập diễn ra giữa 1 doanh nghiệp có vai trò cung cấp và với 1 doanh nghiệp có vai trò sản xuất.
Sáp nhập mở rộng thị trường: diễn ra giữa 2 cty cùng bán 1 sản phẩm nhưng trên 2 thị trường khác nhau.
Sáp nhập mở rộng sản phẩm: diễn ra giữa 2 cty mà họ phát triển 2 dòng sản phẩm khác nhau, trên cùng 1 thị trường chung.
Sáp nhập thành tập đoàn: diễn ra giữa 2 cty không có chung các hoạt động kinh doanh với nhau.

 

Đối với mua lại - Acquisitions


Mua lại thì hầu hết các hoạt động mua lại đều liên quan đến 1 cty mua lại 1 cty khác, nhưng có thể chia thành 2 loại là mua lại nhưng sẽ không trao đổi cổ phiếu và mua lại với tư cách là 1 cty mới.

Việc sáp nhập hay mua lại là 2 bước đi lớn, là 2 quyết định lớn có thể ảnh hưởng trọng đại đến sự phát triển của 1 công ty. Cho nên nếu như bạn muốn sáp nhập hay mua lại 1 công ty khác thì bạn cần phải có quá trình tham dò, chuẩn bị cũng như điều tra kỹ lưỡng nhé. Chúc các bạn thành công.
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây