Swot là gì ? Cấu trúc của mô hình swot như thế nào ?
Swot chính là một trong những công cụ giúp phát triển chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả nhất, bằng cách giúp bạn xem được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp hay các cơ hội và mối đe doạ trên thị trường hiện nay. Vậy swot là gì ? Cấu trúc của mô hình swot như thế nào ?
Mục lục
Swot chính là một trong những công cụ giúp phát triển chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp hiệu quả nhất, bằng cách giúp bạn xem được điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp hay các cơ hội và mối đe doạ trên thị trường hiện nay. Vậy swot là gì ? Cấu trúc của mô hình swot như thế nào ? Tất cả sẽ có tại bài viết dưới đây của theanhgroup.com, mời các bạn cùng tham khảo.
Khái niệm swot
Swot là từ viết tắt của Strengths ( điểm mạnh ), Weaknesses ( điểm yếu ), opportunities ( cơ hội ) và threats ( thách thức ) trong một dự án kinh doanh, và nhờ swot thì chúng ta có thể dễ dàng so sánh, phân tích và kết hợp các yếu tố của đối thủ cạnh tranh. Hiện nay Swot đang được xem là công cụ đắc lực hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phân tích chiến lược, đánh giá rủi ro hay là định hướng phát triển cho hoạt động kinh doanh ,hỗ trợ các dự án marketing của doanh nghiệp.
Mô hình Swot dùng để nghiên cứu toàn diện các yếu tố từ bên ngoài vào bên trong, phân tích từng yếu tố một cách chi tiết và tỉ mỉ nhất, giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn khách quan hơn, sâu sắc hơn để có thể đưa ra những chiến lược kinh doanh hiệu quả nhất.
Hiện nay thì Swot chính là kim chỉ nam giúp doanh nghiệp có thể giải quyết mọi vấn đề từ các khía cạnh khác nhau, và để hiểu rõ hơn thì bạn cần phải nắm rõ các cấu trúc của mô hình Swot sao cho hiệu quả nhất.
Cấu trúc của mô hình Swot
Cấu trúc mô hình Swot bao gồm 4 yếu tố và được sắp xếp từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, cụ thể như sau:
S - Streng - điểm mạnh: đây chính là yếu tố bên trong của doanh nghiệp như danh tiếng, giấy chứng nhận, bằng sáng chế hay những tác động tích cực đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
W - Weaknesses - điểm yếu: đây cũng là các yếu tố bên trong của doanh nghiệp những chúng lại mang những màu sắc tiêu cực.
O - Opportunities - cơ hội: đây là các yếu tố, tác nhân đến từ bên ngoài của doanh nghiệp như đối tác, môi trường kinh doanh ... khi đó chúng sẽ ảnh hưởng tích cực đến doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có thể sớm hoàn thành mục tiêu, dự án trước kì hạn.
T - Threats - thách thức: là các yếu tố đến từ bên ngoài như đối thủ cạnh tranh, giá cả, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp, chính phủ ... thường mang các ý nghĩa tiêu cực đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Mô hình Swot giúp cho doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm bắt cơ hội, đề phòng, giải quyết những rủi ro nhanh chóng nhất, mô hình này cũng giúp bạn đưa ra những đề án kinh doanh thông minh và hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.
Và để có thể phân tích ma trận Swot thì bạn cần phải chuẩn bị 2 bản danh sách, 1 bản là chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu của sản phẩm, thị trường kinh doanh. Bản thứ 2 dùng để mô tả, liệt kê các cơ hội và thách thức của doanh nghiệp.
Hy vọng bài viết đã giúp các bạn hiểu khái niệm Swot là gì ? Hi vọng bạn có thể ứng dụng ngay mô hình mô hình Swot vào thực tế để phát triển bản thân, doanh nghiệp nhé!